GenK đã
liên lạc với cửa hàng cung cấp dịch vụ này tại phố Nguyễn Lương
Bằng, Hà Nội để tìm hiểu về công nghệ trên.
Đầu tiên chúng ta hãy cùng tìm hiểu về nguyên liệu dùng để tạo nên
lớp phủ này: Đó là một loại hoá chất đặc biệt ứng dụng công nghệ
Nano, có pha thêm một chút Polime. Được biết hợp chất Nano kể trên có
tác dụng tạo ra một lớp màng mỏng phía trên để bảo vệ thiết bị, lớp màng
này như một lớp đệm siêu trơn nhằm triệt tiêu các tác dụng của lực ma
sát khi va chạm hay tiếp xúc với vật khác. Còn thành phần phụ Polime
chỉ có tác dụng duy nhất là tạo độ bóng.
Hai loại dung dịch hoá chất dùng trong phủ Nano, một của Singapore và một của Đức.
Cụ thể hơn, lớp phủ được tạo bởi dung dịch Nano trên là một loạt
các hạt có kích thước vô cùng nhỏ nằm phía trên thiết bị, khi có vật tác
động vào, chúng sẽ trượt trên các hạt này và không gây ảnh hưởng tới
chủ thể được bảo vệ. Về lý thuyết, tất cả những tác động của việc dùng
máy thường ngày như nhét vào túi, dùng tay chạm vào, miết qua lại, đặt
trên mặt bàn... đều không thể để lại các vết xước. Tuy nhiên những hành
động cố tình phá hoại như rạch hay chọc hoặc làm rơi máy xuống vật có bề
mặt nhọn thì trầy là điều không thể tránh khỏi.
Các công đoạn thực hiện tráng phủ:
Bước một: Lau sạch màn hình.

Bước 2: Sấy qua cho hết ẩm.

Bước 3: Đổ dung dịch hoá chất lên trên.

Cận cảnh 2 giọt hoá chất trên màn hình.

Bước 4: Thoa đều cho dung dịch trải khắp mặt màn hình.

Bước 5: Sấy khô dung dịch.

Bước 6: Lau lại màn hình.
Sau 2 lần thực hiện mất khoảng 15 phút, việc tráng phủ Nano đã thành công, giờ đây bạn có thể kiểm chứng:
Di thử bằng chìa khoá xe máy: trơn tuột, không để lại vết xước.
Nhỏ nước vào vẫn không vấn đề.
Lớp phủ này hoàn toàn trong suốt, khi hoàn tất quá trình bạn sẽ hầu
như không nhận ra khác biệt ngoại trừ việc máy bóng bẩy hơn một chút.
Theo thử nghiệm trên chiếc điện thoại tôi đem theo, màn hình hoàn
toàn trong suốt sau khi tráng phủ, nhìn dưới ánh đèn thì thấy bóng hơn
và đặc biệt là cảm giác rất mịn màng khi chạm vào, cảm ứng mượt nguyên
như cũ, đôi lúc còn thấy trơn tru hơn. Cần lưu ý rằng máy vẫn dễ bám vân
tay như thường, tuy nhiên lau đi rất đơn giản, không khó khăn như
trước. Thậm chí bạn có thể lau ngay vào áo mà không cần lo lắng gì về
xướt xát. Ngoài ra, lớp phủ Nano này còn có khả năng chống thấm nước.
Sau khi tráng phủ, màn hình vẫn long lanh như ban đầu.
Tuy nhiên vẫn dễ bám vân tay.
Được biết, thời gian tồn tại của lớp phủ Nano sẽ phụ thuộc vào tần
suất người dùng chạm vào bề mặt máy, trung bình là sau khoảng 4 tháng sẽ
hết, hiện tượng bong tróc hoàn toàn không thể xảy ra. Nếu muốn bỏ lớp
phủ này ngay lập tức, người cung cấp dịch vụ có một loại hợp chất đặc
biệt để tẩy đi, do một vài nguyên nhân, thành phần của hợp chất này
không được tiết lộ.
Hiện nay dịch vụ tráng phủ Nano có giá là 199 ngàn đồng, áp dụng cho tất cả các loại điện thoại, máy tính bảng và laptop.
Một số ưu nhược điểm của phương pháp tráng phủ Nano (so sánh với lớp dán màn hình truyền thống)
Ưu điểm:
- Không ảnh hưởng tới chất lượng hiển thị của màn hình.
- Có tính thẩm mỹ cao.
- Không bị bong tróc.
- Có khả năng chống nước.
Nhược điểm:
- Vẫn có thể gây xước màn hình trong một vài trường hợp tai nạn hi hữu.
- Thời gian thực hiện khá lâu (10-15 phút).
- Giá thành cao (199k cho một lần phủ)
Ý kiến bạn đọc [ 0 ]
Ý kiến của bạn